Bí Quyết Phòng The

Những chia sẻ dưới đây của chuyên gia về 10 thắc mắc phổ biến liên quan đến tình dục sẽ phần nào giúp làm sáng tỏ băn khoăn thầm kín của chị em.
1. Phụ nữ độ tuổi nào dễ “lên đỉnh” nhất?
Theo thống kê, phụ nữ ở tuổi trung niên “lên đỉnh” nhiều nhất. Điều này có thể do người phụ nữ khi đã có kinh nghiệm trong tình dục thì cũng có nhiều khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để dễ “lên đỉnh” hơn. Bởi lúc này, họ đã biết cách “tận hưởng” và thỏa mãn chính mình trong khi “yêu”.
Một lý do khác cho rằng,  khi ở độ tuổi “hồi xuân”, không phải lo lắng về công việc, gia đình, chăm sóc con nhỏ thì người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian cho mình hơn, quan tâm tới mình và tận hưởng hạnh phúc trong đời sống vợ chồng trọn vẹn hơn.
2. Tôi đã quan hệ tình dục không an toàn. Liệu tôi có nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (Mỹ), STDs đang ngày càng gia tăng với 19 triệu ca mắc mới mỗi năm. Rất tiếc là bệnh thường không thể phát hiện ngay lập tức, bạn buộc phải đợi khoảng một tuần mới có thể đi khám và làm xét nghiệm xem mình có bị nhiễm Chlamydia hay bệnh lậu hay không, Carol Livoti, bác sĩ phụ khoa đến từ New York (Mỹ) chia sẻ.
“Một đợt điều trị bằng kháng sinh có thể giúp xử lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị kịp thời thì chúng có thể để lại những tổn thương lâu dài và ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản”, bà Livoti chia sẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên lịch theo dõi trong 3 tháng để xét nghiệm loại trừ viêm gan, giang mai. “Những bệnh này cần nhiều thời gian hơn mới biểu hiện”, bà giải thích.
Ngoài ra, nếu bạn đang không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì cần uống ngay thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt sau khi quan hệ để tránh mang thai ngoài ý muốn. “Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả trong 72 giờ sau quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, bạn càng uống sớm thì hiệu quả càng cao”, bà Livoti cho biết. Và trong tương lai, bạn nên dự trữ sẵn bao cao su trong ví hoặc cạnh giường ngủ để bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn tình.
3. Chuyện “lên đỉnh” có phụ thuộc vào tư thế “quan hệ” hay không?
Câu trả lời là “Không”. Cho dù cả hai có thay đổi nhiều tư thế “yêu” thì cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện “lên đỉnh”. Bởi lẽ, tư thế nào cũng có cái lợi và kích thích ham muốn của cả hai Thậm chí, những cảm giác mới lạ sẽ mang lại cho phụ nữ khả năng thăng hoa cao hơn.

1


4. Tôi 30 tuổi… và chưa từng quan hệ
Theo một khảo sát quốc gia về tăng trưởng gia đình được tiến hành tại Mỹ thì chỉ 1/53 phụ nữ ở độ tuổi 30 đến 34 là còn trinh. “Tuy nhiên, không có gì sai trái nếu bạn muốn chờ đợi, đặc biệt là khi bạn đang kiêng vì những lý do liên quan đến tôn giáo hoặc vì bạn muốn tìm một nửa đích thực”, Tammy Nelson, tác giả cuốn Getting the Sex You Want chia sẻ. Còn nếu bạn muốn có đời sống tình dục phong phú nhưng chưa thực hiện được thì đó lại là chuyện khác.
“Khi phụ nữ nhiều tuổi hơn, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và cảm thấy lỗi thời so với bạn bè nếu họ vẫn chưa một lần ‘yêu’”, bà Nelson chia sẻ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình thì hãy xem xét đến việc tìm một chuyên gia để tìm xem điều gì cản trở bạn. Nó có thể là tâm lý sợ hãi khi nghĩ đến “chuyện ấy”, là sự thiếu tự tin, hoặc một vấn đề gì đó bắt nguồn từ thời thơ ấu. Giải tỏa những rào chắn này có thể giúp bạn thấy tự tin hơn.
5. “Quan hệ” đường miệng có được coi là quan hệ tình dục?
“Quan hệ” đường miệng cũng được coi là một hình thức của quan hệ tình dục. Nó khác với quan hệ tình dục đường âm đạo ở chỗ không làm người phụ nữ mang thai nhưng vẫn có thể làm lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ người này sang người kia.
Chủng virus Chlamydia human papillomavirus (HPV), bệnh lậu, bệnh mụn giộp (herpes), hepatitis (multiple strains) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs) – bao gồm HIV… đều có thể lây truyền qua việc “quan hệ” đường miệng, nhất là khi trong miệng hoặc cơ quan sinh dục của hai người có những vết thương hở. Hình thức “quan hệ” này còn là một trong những con đường dẫn tới ung thư vòm họng.
6. Buồn đi tiểu khi đang “yêu” là vì sao?
Hiện tượng muốn đi tiểu khi đang “quan hệ” xuất hiện là do bàng quang bị kích thích, cổ bàng quang bị suy yếu hoặc cũng có thể là dấu hiệu người phụ nữ sắp đạt cực khoái. Theo một tạp chí Sản phụ khoa của Anh thì có đến 24% chị em phụ nữ gặp phải vấn đề này. Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn nên hạn chế uống đồ uống có chứa caffeine và rượu trước khi “quan hệ”, nên đi tiểu trước khi “quan hệ” để giữ cho bàng quang rỗng, giảm các kích thích tới bàng quang.
7. Tôi bị đau khi quan hệ
Theo một nghiên cứu do tạp chí Obstetrics & Gynecology tiến hành thì 60% phụ nữ bị đau khi quan hệ. “Trong phần lớn trường hợp nguyên nhân là thiếu sự bôi trơn cần thiết”, bà Livoti chia sẻ. Thuốc tránh thai, thuốc kháng histamine, và các loại thuốc khác có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng khô âm đạo. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Và tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
“Thêm vào đó, sự ma sát trong quá trình quan hệ tình dục có thể làm cạn chất bôi trơn tự nhiên”, tiến sĩ Debby Herbenick, một nhà nghiên cứu đến từ ĐH Indiana (Mỹ) chia sẻ. Trong tình huống này, hãy giữ bên mình một ống kem bôi trơn bởi vì nó không gây ra khó chịu gì, có thể tương thích với cao su và silicon đồng thời có thể sử dụng ngay.
Tuy nhiên, nếu sự khó chịu vẫn không biến mất sau khi bạn đã áp dụng biện pháp này, hoặc nếu bạn bị đau kèm theo sốt và chảy máu thì việc cần thiết là phải đi khám phụ khoa. “Tình trạng khó chịu và kích ứng tại vùng kín có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vùng chậu, bàng quang, hoặc đường tiết niệu. Những bệnh này cần điều trị bằng thuốc”, bà Livoti chia sẻ.
2
8. Phụ nữ có thể “xuất tinh” được không?
Từ trước đến nay, cụm từ “xuất tinh” thường được dùng cho nam giới. Nhưng nếu hiểu xuất tinh là việc xuất ra dịch nhờn khi “lên đỉnh” thì ở người phụ nữ cũng có.  Khi đạt được cực khoái, một số phụ nữ có thể cảm thấy như có một tia dịch phóng mạnh từ niệu đạo ra ngoài. Đó là do các cơ vùng đáy chậu co thắt mạnh để đẩy ra. Vì nó cũng tương tự như giai đoạn xuất tinh ở nam giới nên được coi như hiện tượng “xuất tinh” ở phụ nữ.
Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không phải ai cũng gặp. Vì vậy, chị em nào không có hiện tượng “xuất tinh” thì cũng không có nghĩa là cơ thể mình bất thường.
9. Tôi đang cho con bú thì có cần dùng biện pháp tránh thai nào không?
Cho con bú không phải là một biện pháp tránh thai. Cũng giống như thời kì kinh nguyệt, trong giai đoạn cho con bú, người phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt, rụng trứng hoặc rụng trứng mà không có kinh nguyệt… Do đó, khả năng tránh thai vẫn có thể xảy ra.
Trong thời gian cho con bú, nếu muốn tránh thai, bạn nên dùng bao cao su là tốt nhất vì nó còn có tác dụng phòng ngừa lây truyền bệnh qua đường tình dục. Nếu muốn dùng thuốc uống tránh thai, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để phù hợp với sức khỏe của mình mà lại không ảnh hưởng đến em bé đang bú mẹ.
10. “Quan hệ” trong chu kì kinh nguyệt thì khả năng tránh thai như thế nào?
Nhiều người cho rằng thời gian có kinh nguyệt sẽ có tác dụng tránh thai nhưng thực tế không phải như vậy. Một số chị em có thể thấy trứng rụng trong ngày có kinh nguyệt hoặc gần những ngày đó, vì thế, nếu có quan hệ tình dục thì vẫn có thể có thai. Tuy nhiên, vì khả năng này xảy ra ít hơn nên xác suất thụ thai cũng không cao như trong những ngày giữa chu kì kinh nguyệt.
Vì vậy, bạn đừng quá tin tưởng vào những ngày này mà quên đi việc phải dùng biện pháp tránh thai nhé.

Share on Google Plus